Mục lục Việt_điện_u_linh_tập

Ban đầu, sách Việt điện u linh có 27 truyện kể về các vị thần linh được thờ ở Việt Nam, gồm các vua chúa (nhân quân), bề tôi trung liệt (nhân thần), thần sông, thần núi (hạo khí anh linh). Theo bài Tựa đề năm Khai Hựu nguyên niên (1329, đời Trần Hiến Tông) của Lý Tế Xuyên thì ông đã chọn kể theo phương châm: "những bậc sáng suốt, ngay thẳng mới gọi là thần; không phải những loại dâm tà, yêu quái, ma quỷ cũng gọi là thần đâu!..."[7].

Thường thì mỗi thiên (truyện) được viết theo công thức sau:

  • Tên của mỗi truyện là mỹ hiệu mà hai triều Trùng Hưng và Hưng Long [8] gia phong cho thần.
  • Mở đầu mỗi truyện là câu: Theo (tài liệu nào đó của ai), ngài (vương, ông...) là (họ, tên)...Kết cấu phần kể là công đức các thần theo công thức "dương trợ-âm phù", tức là "Khí thế rừng rực lúc đương thời, anh linh tỏa rộng đến đời sau". Kết thúc mỗi truyện là ba đợt gia phong: Trùng Hưng năm thứ nhất (1285), năm thứ 4 (1288) và Hưng Long năm thứ 21 (1313), và câu: "Vì có công âm phù vậy".

Nguyên mục lục trong Việt điện u linh tập chỉ ghi mỹ hiệu của các thần linh (như Gia Ứng Thiện Cảm Linh Vũ Đại Vương, là truyện kể về Sĩ Nhiếp), ở đây viết bằng tên thật cho dễ hiểu. Có bản dịch thêm chữ "truyện" hay chữ "chuyện" đằng trước tên thần.

Nhân quân (Các vua)

Nhân thần (Các bề tôi)

Hạo khí anh linh (Sự tích thiêng liêng)

  • Hậu thổ phu nhân
  • Thần Đồng Cổ
  • Thần Long Độ
  • Thần Khai Nguyên
  • Thần Phù Đổng
  • Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Thần Châu Đằng
  • Thần Bạch Hạc
  • Thần Hải Thanh
  • Nam Hải long quân

Sau đây là một số truyện do người đời sau thêm vào: